Chuyển đến nội dung chính

Giảng dạy đa ngoại ngữ trong trường học: Độc tôn tiếng Anh

Mới đây, tại hội thảo “Giảng dạy nhiều ngoại ngữ trong nhà trường: Lợi ích và thách thức” do Bộ GD&ĐT, Đề án ngoại ngữ quốc gia (NNQG) 2020 phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng, vấn đề này thêm lần nữa được “cày xới”, trước nhiều khó khăn, thách thức.

 

Giảng dạy đa ngoại ngữ trong trường học: Độc tôn tiếng Anh
Thiếu đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn đang là thách thức không nhỏ của chủ trương dạy đa ngoại ngữ trong trường học. Trong ảnh: Lớp tiếng Anh bậc tiểu học tại trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng). (Ảnh: Nguyễn Huy)

 

Tiếng Anh “độc tôn”

 

Theo quy định Bộ GD&ĐT, 5 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc) được giảng dạy chính trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tùy điều kiện từng địa phương, 1 trong 5 ngoại ngữ này sẽ được lựa chọn làm môn học bắt buộc trong nhà trường.

 
TS. Vũ Thị Tú Anh, Phó vụ Giáo dục Trung học, Phó ban thường trực Ban quản lý Đề án NNQG 2020, cho hay: Tiếng Anh vẫn là lựa chọn độc tôn, chiếm đến 98% tổng số học sinh học ngoại ngữ, còn lại là ngoại ngữ khác.

 

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, chương trình tiếng Anh khối tiểu học, triển khai từ lớp 3 với gần 500.000 học sinh theo học. Cấp THCS và THPT, có đến hơn 7 triệu học sinh đăng ký.

 

Thống kê từ vụ này, năm học 2012-2013, số học sinh học chương trình tiếng Pháp (kể cả tiểu học) chỉ trên 80.000 học sinh; tiếng Nhật được triển khai tại 32 trường trên toàn quốc với hơn 5.200 em; ngoài ra số lượng học sinh học tiếng Đức, Trung Quốc chỉ ở con số vài nghìn. “Bộ đang gặp khó khăn trong việc duy trì dạy tiếng Nga ở phổ thông. Hiện trên toàn quốc chỉ có khoảng 14 trường THPT chuyên dạy tiếng Nga với gần 1.300 học sinh theo học”, TS. Anh nói.

 

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh ông Nguyễn Hoài Chương nhận định: hơn chục năm nay, TP Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh ngoại ngữ trong trường học. Trong đó, có một nhánh học theo chương trình tiếng Anh đề án của Bộ, còn lại theo chương trình tăng cường, tự chọn...

 

TS Anh cho hay: điểm mới theo chủ trương của Bộ, các địa phương được giao quyền tự chủ lựa chọn chương trình dạy ngoại ngữ 2. Thay vì quy định học từ lớp 6 đến 12, với số tiết 2-4 tiết/tuần (đạt bậc 2 hoặc bậc 3), các địa phương căn cứ trên điều kiện thực tế, linh hoạt lựa chọn các môn ngoại ngữ 2 phù hợp.

 

Ngổn ngang

 

Theo Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, ông Nguyễn Hoàng, giải pháp dạy đa ngôn ngữ trong trường học thiếu ổn định, bền vững và không nhất quán.

 

Có thời kỳ, ngành giáo dục rầm rộ dạy học tiếng Nga, sau đó lại ngắt quãng. Đội ngũ giáo viên này hoặc chuyển nghề, hoặc chuyển sang dạy ngoại ngữ khác. Giờ, tuyển sinh tiếng Nga khó khăn, thiếu giáo viên...

 

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Bến Tre nhận định rất khó duy trì các lớp ngoại ngữ 2 do thiếu cơ sở vật chất; nhiều ban giám hiệu các trường ngại mở lớp do thiếu định biên (khoán biên chế quỹ lương) thiếu SGK và các bộ tiêu chí đánh giá. Bà Đoàn Thị Minh Công, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương trăn trở: lo nhất là thiếu đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, học sinh “đạt chuẩn”. Tiếng Anh là ngoại ngữ chính, tuy nhiên số giáo viên này đạt chuẩn chỉ chiếm dưới 30%.

 

Thống kê 42 tỉnh thành, tỉ lệ giáo viên tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn theo quy định rất cao, gần 75% giáo viên tiểu học và 90% THPT chưa đạt chuẩn. Ông Nguyễn Hoàng Chương cho rằng: chủ trương dạy đa ngoại ngữ trong trường học được Chính phủ ban hành từ năm 1968, tuy nhiên, đến nay, ngoài đề án NNQG 2020, chúng ta chưa có nhiều chính sách rõ ràng, cụ thể.

 

Cái thiếu trước hết là cơ chế, chính sách, cần xác định đưa ngoại ngữ vào lớp nào, hình thức nào bắt buộc hay tự chọn rồi mới tính đến chất lượng dạy học ngoại ngữ. PGS.TS Thành đồng tình: phải có chính sách dạy đa ngoại ngữ cụ thể, gắn liền với chiến lược đổi mới toàn diện giáo dục, các chương trình giáo dục tổng thể, cần tính tới việc tăng thời lượng dạy hơn 1 ngoại ngữ.

 

Tiếng Pháp được xem như ngoại ngữ chính thứ 2, sau tiếng Anh. Chỉ riêng tiếng Pháp ngoại ngữ 2 có khoảng 40.000 học sinh theo học. Nhưng đến nay, Bộ chưa có bộ SGK chính thức. TS. Hồ Ngọc Trung (Viện ĐH Mở Hà Nội) kiến nghị: cần có chương trình tổng thể cho các bậc học, tránh tình trạng manh mún, thiếu nhất quán dạy học ngoại ngữ như hiện nay. Thực trạng sinh viên dù học 7 năm ngoại ngữ ở THPT nhưng vẫn phải đào tạo lại ở bậc ĐH.

 

Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc về trình độ tiếng Anh. Kết quả điều tra, khảo sát của tổ chức The English First tại 60 nước tham gia, năm 2013 Việt Nam vươn lên đứng vị trí số 28 về trình độ tiếng Anh vượt cả Trung Quốc, Nga, Y, Thái Lan... Năm 2011-2013, vị trí này của Việt Nam ở bậc 39 và 31. TS Anh cho hay.

 

Theo Nguyễn Huy

Tiền Phong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kỹ thuật trồng chanh giống 4 mùa

Thân chào các Quý Khách hàng, Tôi là Lê Tiến Thành tôi đang sống tại km54_thôn làng soi_xã yên phú_huyện hàm yên_tỉnh tuyên quang. Hiện nay nhà tôi đang có trồng mấy vườn  chanh bốn mùa . Đặc điểm của chanh bốn mùa là ra hoa và quả 4 mùa, quanh năm. Cây rất dễ chiết, rất dễ trồng, giống tốt rất sai quả, xanh và năng xuất. Nhận bán cành chanh, bán cây chanh, bán gốc chanh, bán giống chanh số lượng lớn. Nếu Quý khách quan tâm muốn mua buôn hoặc mua lẻ cây chanh, cành chanh bốn mùa vui lòng liên hệ theo thông tin dưới Mr. Lê Tiến Thành sđt: 01662697222 or 0967008378 Add: Km 54 Thôn Làng Soi, Xã Yên Phú, Huyện Hàm Yên, Tuyên Quang >> Đặc điểm của chanh tứ quý (chanh không hạt) Dưới đây tôi xin để lại một số hình ảnh của "Chanh 4 mùa"               I Mô tả cây giống  chanh tứ thời Cây chanh tứ thời còn được gọi với tên khác là  chanh 4 mùa , chanh tứ quí là cây họ bưởi. Có nguồn gốc từ chanh Lim Ca châu mỹ. Chanh 4 mùa được du n...

Seven.AM khuyến mại dịp 8/3

Sau khi khuyến mại 20%, với mỗi hóa đơn 1 triệu đồng, khách sẽ được tặng thêm voucher 200.000 đồng. Nhân dịp này, hãng cũng cho mắt bộ sưu tập mới March’s Colors. Các thiết kế mới có kiểu dáng, màu sắc phù hợp với mùa hè với kỹ thuật tạo hoa 3D nổi. Đây là một trong những xu hướng xuất hiện nhiều trên các sàn catwalk thế giới. Bộ sưu tập sử dụng các chất liệu cao cấp như: lụa, gấm, thô ép nhiệt tạo bề mặt nổi… Hệ thống showroom của Seven.AM: - Số 18 Hàng Bài, Hà Nội. Tel: 043.936.3826. - 77 Kim Mã, Hà Nội. Tel: (04)66 808 948. - 146-Thái Hà, Hà Nội, Tel: 04.35381072. - 135 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội, Tel: 04.33.113.779. - Big C Long Biên, Hà Nội, Tel:04.62573558. - TTTM Time City Hà Nội (Gian hàng 37- Đường Thanh Niên). Tel: 043.200.1061. - 68 Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: 04.38246362/04.668.11406. - 75 Cầu Đất, Hải Phòng. Tel: 031.3734777. - 116 - Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh, Tel: 038.352.7677...

Áo giữ nhiệt Hàn Quốc được xách tay Việt Nam

Với cái lạnh buốt giá của mùa đông, Các doanh nghiệp, cơ sở thời trang Nam và nữ đang ồ ạt ra mắt các mẫu áo ấm các loại, Nhưng với áo giữ nhiệt sẽ giúp người mặc ấm áp hơn vì nhiệt độ thường được tăng lên từ 2-30C do áo bó sát cơ thể trong khi cho bạn cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái. Chỉ cần tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm hàng đầu như Yahoo, Google, thì hàng triệu kết quả về áo giữ nhiệt được hiện ra với đa dạng mẫu mã, màu sắc khác nhau. Áo giữ nhiệt được làm với công nghệ đương đại bằng các sợi micro acrylics siêu nhỏ giúp làm ấm thân thể, hạn chế sự tỏa nhiệt ra môi trường. Áo còn hoạt động dựa trên nguyên tắc hấp thu độ ẩm cơ thể, sự chuyển động của các giọt nhỏ sinh ra nhiệt giữ cho thân luôn ấm áp. Bộ đồ giữ nhiệt nữ Anh Trần Văn Nam, chủ 1 Shop quần áo tại Hà Nội có tiếng cho biết, hiện có hai dạng áo giữ nhiệt được sản xuất bởi Hàn Quốc và Nhật Bản, đa số đều là hàng xách tay, tức được chuyển về Việt Nam theo đường du lịch hoặc thông quan các nhân viên hàng không. Do phả...